Buji Khalifa được hoàn thành vào năm 2010, cho đến nay Buji Khalifa vẫn giữ danh hiệu là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới. Tòa tháp Buji Khalifa là điểm du lịch, mua sắm hấp dẫn du khách đồng thời là niềm tự hào của người dân Dubai.
Mời bạn cùng TECHHOME khám phá 10 toà nhà chọc trời cao nhất thế giới qua bài viết dưới đây nhé!!!
Buji Khalifa (Dubai)

Tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) được khánh thành ngày 4/1/2010 là một công trình kiến trúc khổng lồ. Tòa nhà cao 810 mét với 163 tầng này có chi phí xây dựng gần 20 tỷ đô (tương đương 460 nghìn tỉ đồng). Nó cao gấp 3 lần tháp Eiffel và cao gần gấp đôi tòa nhà Empire State.
Tòa nhà được đặt theo tên của Khalifa bin Zayed Al Nahyan, tổng thống UAE và là người trị vì tiểu vương quốc Abu Dhabi. Lấy ý tưởng từ kiến trúc Hồi giáo, tòa tháp hoàn thành từ năm 2010 hiện giữ nhiều kỷ lục về kiến trúc như công trình đứng cao nhất thế giới, tòa nhà nhiều tầng nhất, thang máy trong nhà cao nhất, đài quan sát ngoài trời cao nhất…
Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)

Tháp Thượng Hải nằm tại trung tâm tài chính Lục Gia Chủy, quận Phố Đông, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Được Emporis – công ty chuyên tập hợp dữ liệu bất động sản bình chọn là toà nhà cao tầng đẹp nhất thế giới dựa trên thiết kế và chức năng sử dụng.
Toà nhà hoàn thành vào năm 2015 có tạo hình xoắn xoay quanh một trục đem lại vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng. Toà tháp bao gồm khu văn phòng, mua sắm, nhà hàng, khách sạn và một đài quan sát ở tầng 121.
Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait (Saudi Arabia)

Tháp Abraj Al-Bait hay còn gọi là Tháp đồng hồ khách sạn hoàng gia Mecca nằm ở Mecca, Ả Rập Xê-Út. Dù xếp thứ tư trong danh sách các tòa nhà nhưng tháp Abraj Al-Bait lại là tháp đồng hồ lớn nhất và khách sạn cao nhất thế giới với 120 tầng và cao 601 m. Mặt đồng hồ tháp này thậm chí còn to gấp 6 lần mặt đồng hồ ở tháp Big Ben.
Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Trung Quốc)

Dự án này được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2017. Tòa nhà Ping An International Finance Center có 115 tầng. Tổng diện tích xây dựng của công trình Ping An IFC là 600.000 mét vuông.
Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Bình An bao gồm văn phòng, trung tâm hội nghị, khách sạn, và không gian bán lẻ cao cấp. Tính đến thời điểm hiện tại, Ping An International Finance Center đang nắm giữ kỷ lục là văn phòng cao nhất thế giới.
Lotte World Tower (Hàn Quốc)

Xây dựng vào năm 2016, tòa nhà Lotte ở Seoul được mệnh danh là “vương miện ngọc của Hàn Quốc” với chiều cao 554 m. Lotte World Tower không chỉ là tòa tháp cao nhất Hàn Quốc mà còn tự hào là tòa nhà có tầng quan sát với sàn kính cao nhất thế giới.
Thiết kế của Lotte World Tower là sự kết hợp giữa sự tao nhã trong văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc với thiết kế truyền thống của Hàn Quốc. Hình dáng của tòa tháp là sự hòa quyện giữa hình dạng của chiếc bình gốm và chiếc bút lông, 2 chủ thể đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của Hàn Quốc, những đường cong đơn giản và mềm mại.
1 WTC (Mỹ)

Cho đến tận bây giờ, hình ảnh chiếc máy bay lao vào Tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới (WTC), thành phố New York sáng ngày 11/9/2001 vẫn trở thành nỗi ám ảnh khó quên đối với người dân nước Mỹ. Một thời gian dài sau thảm họa, tòa tháp đôi từng là niềm tự hào của Mỹ đã được “hồi sinh” nhưng mang diện mạo khác.
One World Trade Center (Trung tâm thương mại Một Thế giới), cũng được biết đến với cái tên Freedom Tower (Tháp Tự Do) nằm ở Manhattan, New York và là tòa nhà chính của 7 Trung tâm thương mại thế giới tọa lạc trên nền Trung tâm thương mại thế giới cũ. Tòa nhà này bắt đầu xây dựng vào ngày 27/4/2006.
Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc)

Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu (còn gọi là Tháp Tây Quảng Châu) là một tòa nhà chọc trời với 103 tầng, được hoàn thiện vào năm 2016. Tòa nhà tọa lạc ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc và là một phần của tháp đôi Quảng Châu.
Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 2005, là không gian đa chức năng gồm trung tâm mua sắm, văn phòng, căn hộ…
Trung tâm tài chính Thiên Tân CTF (Trung Quốc)

Trung tâm Tài chính Thiên Tân CTF là tòa nhà đa chức năng được xây dựng ở Thiên Tân, Trung Quốc. Với tổng chiều cao 530 m, tòa nhà 98 tầng, đây chính là toà nhà dưới 100 tầng cao nhất thế giới.
China Zun (Trung Quốc)

China Zun là tên gọi khác của tháp CITC, tòa nhà cao nhất Bắc Kinh hoàn thành năm 2018 với chiều cao 528 m. Thiết kế của toà tháp tên gọi China Zun được lấy cảm hứng từ một bình rượu cổ của Trung Quốc. Toà nhà sẽ có các chức năng khác nhau, vừa là tháp văn phòng, vừa là một điểm du lịch.
Đài Bắc 101 (Đài Loan)

Đài Bắc 101 là cao ốc nằm ở quận kinh doanh của thành phố Đài Bắc. Tòa tháp văn phòng này vừa là một kiệt tác công nghệ hiện đại, vừa là một điểm hút khách du lịch. Được đặt tên theo số tầng (101), Đài Bắc 101 cũng là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao hơn 509m.
Đây từng là tòa tháp cao nhất thế giới cho đến khi Burj Khalifa được xây dựng tại Dubai, UAE vào năm 2010. Tòa nhà được trao tặng giấy chứng nhận bạch kim LEED, giải thưởng cao nhất theo hệ thống xếp hạng LEED, và trở thành tòa nhà xanh cao nhất và lớn nhất trên thế giới.
Hy vọng bài viết trên mà TECHHOME cung cấp, sẽ mang lại cho bạn có được những thông tin và thông số mới nhất về các tòa cao ốc này nhé!
Bài viết liên quan: